Nhiều người thắc mắc, nếu sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì sổ hồng là gì và chúng có tác dụng như thế nào về mặt pháp luật. Giữa hai quyển sổ này có gì khác nhau? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Contents
I. Sổ hồng là gì? Sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng là gì?
Khi tìm hiểu sổ hồng là gì, ta tìm thấy được nhiều kết quả nói rằng sổ hồng là một loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, theo các văn bản thuộc quy phạm pháp luật, lại không có thuật ngữ chính thống nào gọi là “sổ hồng”.
Thuật ngữ “sổ hồng” hay “sổ đỏ” chỉ là cách người dân thường gọi, và được ngầm hiểu với nhau là một loại giấy chứng nhận về nhà đất. Chúng được lấy tên dựa trên màu sắc của cuốn sổ được Nhà nước ban hành ấy.
Cụ thể sổ hồng là gì? Tại Việt Nam, từ tháng 12 năm 2019, tồn tại hai loại giấy chứng nhận có bìa màu hồng để chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất. Chúng được cấp theo mẫu của Bộ xây dựng, gọi là sổ hồng. Loại còn lại là theo mẫu của bộ Tài nguyên và Môi trường, gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
Và từ ngày 10/12/2009, khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo một mẫu thống nhất. Chúng được lấy tên là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Tuy nhiên, những loại giấy được cấp trước đó vẫn được nhà nước công nhận về mặt pháp lý và không bắt buộc đổi thành mẫu Giấy chứng nhật mới.
Tóm lại, sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giá trị pháp lý của sổ hồng và sổ đỏ là tương đương nhau. Đây là giấy tờ pháp lý mà Nhà nước căn cứ vào đó để xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của một cá nhân, chủ thể nào đó.
II. Những thông tin có trong sổ hồng là gì?
Theo các điều khoản và thông tư quy định của nhà nước, sổ hồng – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm 4 trang. Bên trong sổ in nền chìm hoa văn trống đồng nổi tiếng của Việt Nam màu cánh sen và một trang bổ sung có nền trắng.
Nội dung của sổ hồng là gì? Câu trả lời có ngay dưới đây:
– Trang 1 gồm tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đây cũng là trang quan trọng nhất.
– Trang 2 là những thông tin về đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Trang 3 ba gồm sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Ngoài ra còn có những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.
– Trang 4 gồm những nội dung là những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.
– Trang bổ sung Giấy chứng nhận.
III. Mất sổ hồng có lấy lại được không?
Sau khi tìm hiểu những thông tin về sổ hồng là gì, chắc hẳn bạn đã thấy được tầm quan trọng của chiếc sổ này. Vậy nếu làm mất sổ hồng thì phải làm sao? Thủ tục như thế nào?
Nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần làm lần lượt theo những tóm tắt hướng dẫn trong Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 sau đây:
- Khai báo với Ủy ban nhân dân xã nơi có đất về việc bị mất sổ (giấy chứng nhận). Khi đó Ủy ban xã sẽ có trách nhiệm niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận, trừ những trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn.
- Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết, cá nhân/ hộ gia đình nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận. Hồ sơ này bao gồm: Đơn đề nghị cấp lại sổ hồng (theo mẫu quy định), Giấy tờ xác nhận về việc mất sổ hồng của cơ quan Công an phường, xã nơi mất sổ hồng.
- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện những thủ tục đằng sau theo quy định của pháp luật và trao lại chứng nhận cho người được cấp.
Như vậy, bài biết của zombieinitiative.org không chỉ chia sẻ cho bạn những thông tin về sổ hồng mà còn cung cấp những kiến thức và việc cần làm khi mất sổ hồng là gì. Hy vọng đã giải đáp được tất cả những thắc mắc của bạn. Chúc bạn may mắn!